Trang trí nhà cửa bằng câu đối chữ Hán là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống ở nước ta. Những câu đối với đa dạng chủ đề, nhất là về cuộc sống thường mang hàm ý khuyên răn con người phải luôn sống đúng chuẩn mực, làm theo những điều hay lẽ phải, giữ tâm sáng như gương.
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại hình câu đối đặc sắc này, cũng như khám phá ý nghĩa của 15 câu đối chữ Hán về cuộc sống ý nghĩa nhất bạn nhé!
Mục lục
Câu đối là gì?
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, sự việc xảy ra trong đời sống xã hội. Đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp thành một đôi.
Câu đối có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau được lưu truyền rộng rãi hơn và được biến thể khá nhiều. Cho đến ngày nay, câu đối được coi là một thể loại độc đáo của văn học Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Người Trung Quốc xưa gọi câu đối là “Đối liên”, bắt nguồn từ cái tên xưa xũ hơn là “Đào phù”, tức tấm bùa gỗ đào. Đối liên có lịch sử ra đời cách đây khoảng hơn 3000 năm, do chính chúa nhà Hậu Thục viết trên tấm gỗ đào năm 959.
Câu đối được coi là tinh hoa của văn hóa chữ Hán, và cũng là một tài sản quý báu trong văn hóa nhân loại.
Câu đối chữ Hán
Có những loại câu đối nào?
#1. Câu đối Trung Quốc
Câu đối Trung Quốc gồm có 15 loại khác nhau, viết bằng Hán tự, có thể phân thành 2 nhóm chính:
Theo mục đích sử dụng: gồm 6 loại
-
- Xuân liên: Câu đối xuân gắn ở cửa vào dịp Tết
- Doanh liên: Câu đối treo ở cột trụ 2 bên bàn thờ gia tiên hay trong cơ quan, cung điện, những nơi cổ kính mang tính chất tâm linh tôn giáo
- Hạ liên: Câu đối dùng để chúc mừng trong các dịp mừng thọ, sinh nhật, hôn lễ, thăng quan tiến chức…
- Vãn liên: Câu đối than vãn dùng trong lúc ai điệu tử vong
- Tặng liên: Câu đối dùng để tán thán, đề cao hay khuyến khích
- Trung đường liên: Câu đối dùng để treo ở khách đường lớn, được phối hợp với bút hoạch (thư pháp)
Theo đặc điểm nghệ thuật: gồm 9 loại
- Điệp tự liên: Một chữ xuất hiện liên tục
- Phức tự liên: Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục
- Đỉnh châm liên: Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau
- Khảm tự liên: Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh…
- Xích tự liên: Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra, hợp chữ lại, tách chữ ra…
- Âm vận liên: Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm và điệp vận
- Hài thú liên: Câu đối mang nội dung khôi hài ẩn kín
- Vô tình đối: Câu đối có ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, có chỉnh những chữ, từ. Đa phần loại câu đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên.
- Hồi văn liên: Câu đối đọc xuôi hay đọc ngược ý tứ hoàn toàn như nhau
#2.Câu đối Việt Nam
Câu đối Việt Nam gồm có 11 loại, trong đó câu đối dùng trong thờ tự, trang trí nhà cửa hay những công trình kiến trúc tâm linh tôn giáo thường được viết bằng Hán tự, chữ Hán nôm hoặc chữ tiếng Việt thư pháp.
11 loại câu đối này gồm có:
- Câu đối mừng: Câu đối tặng người khác trong các dịp mừng như mừng thọ, mừng nhà mới (tân gia), mừng thi đỗ…
- Câu đối phúng: Câu đối dùng để phúng viếng người đã khuất
- Câu đối Tết: Câu đối dùng trong dịp Tết nguyên đán, dán tại cửa nhà, đền, chùa…
- Câu đối thờ: Câu đối treo trong các nơi thờ tự mang ý nghĩa tán tụng công đức tổ tiên hay thần thánh
- Câu đối tự thuật: Loại câu đối kể về ý chí, sự nghiệp của mình thường treo tại nơi làm việc
- Câu đối đề tặng: câu đối làm ra để dành tặng cho người đặc biệt với mình
- Câu đối tức cảnh: câu đối tả cảnh ngay trước mặt, thường là do “tức cảnh sinh tình”
- Câu đối chiết tự: loại câu đối hình thành do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
- Câu đối trào phúng: loại câu đối dùng để chỉ trích hay giễu cợt người khác
- Câu đối tập cú: câu đối lấy từ trong sách hay ca dao tục ngữ
- Câu đối thách: những câu đối oái ăm, cầu kỳ mà người đặt ra câu đối tự đối lấy hoặc thách người khác đối.
Câu đối Tết mừng xuân thư pháp
Những nguyên tắc của câu đối
Khi viết câu đối cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây:
#1. Đối ý và đối chữ
Đối ý nghĩa là hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau
Đối chữ thì phải xét theo hai phương diện:
- Về thanh: thanh bằng phải đối với thanh trắc và ngược lại
- Về loại: thực tự (chữ nặng như trời, đất, cây…) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như thì, mà, vậy…) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; vế đối này có đặt chữ Nho thì vế đối kia cũng phải đặt chữ Nho…
#2. Vế câu đối
Một câu đối gồm hai vế đi song song nhau, mỗi vế là một câu. Câu đối nếu do cùng một người sáng tác thì gọi là vế trên và vế dưới, nếu do một người nghĩ ra để người khác đối lại thì gọi là vế ra và vế đối.
Trường hợp câu đối do một người làm ra thì chữ cuối vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc, chữ cuối vế dưới, câu bên trái (khi treo) là thanh bằng.
#3. Số chữ, các thể câu đối và luật bằng trắc
Số chữ trong câu đối không nhất định, tùy thuộc vào câu đối đó thuộc thể gì. Thông thường có những thể chính sau đây:
- Câu tiểu đối: gồm 4 chữ trở xuống; vế phải trắc- trắc- trắc, vế trái bằng- bằng- bằng
- Câu đối thơ: làm theo thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn, phải tuân theo luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong thể ngũ ngôn hoặc thất ngôn này.
- Câu đối phú: gồm có lối câu song quan (câu 6-9 chữ đặt thành một đoạn liền); lối câu cách cú ( mỗi vế chia làm 2 đoạn một ngắn một dài), lối câu gối hạc hay hạc tất (mỗi vế có từ 3 đoạn trở lên). Chữ cuối mỗi vế và chữ cuối mỗi đoạn phải tuân theo nguyên tắc: bằng đối với trắc, trắc đối với bằng.
Giải nghĩa 29 câu đối chữ Hán về cuộc sống ý nghĩa nhất
#1. Họa hổ, họa bì, nan họa cốt- Tri nhân, tri diện, bất tri tâm
Dịch nghĩa: Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương- Biết người, biết mặt, chẳng biết lòng
Nội tâm của con người luôn khó đoán khó lường. Dẫu có thân quen đến mấy cũng chẳng thể nào nhìn thấu được tính cách, bản chất bên trong. Chính vì thế, sống ở đời không nên tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ ai, dẫu hành sự việc gì cũng cần cẩn trọng, suy xét, tránh đặt niềm tin sai chỗ.
Câu đối này không có ý đề cao thói đa nghi, thiếu quyết đoán mà ý muốn khuyên bảo con người cần phải biết dè chừng với những người, những thứ mình chưa hiểu rõ, chưa nắm rõ để mà cảnh giác, đề phòng, tránh rước họa vào thân.
#2. Tận nhân lực- tri thiên mệnh
Dịch nghĩa: Làm hết sức mình mới hiểu được ý trời
“Thiên mệnh” là một điều vô hình, huyền diệu của tạo hóa. Người ta thường hay đổ lỗi cho vận mệnh, số phận khi gặp phải những điều đau khổ, bất hạnh. Tuy nhiên, vận mệnh là do chính con người tạo ra, tất cả họa phúc đều bắt nguồn từ những hành động của con người.
Mỗi người sống trên cõi đời cần phải dốc hết sức mình, tận tâm tận lực với tất cả công việc mà mình làm, có vậy mới tỏ được vận mệnh của mình. Việc không thành không phải là do số mệnh, mà có thể là do chưa gắng hết sức mình. Cần xem xét, suy ngẫm lại mọi chuyện để tìm cách sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho số phận của mình.
#3. Tích cốc phòng cơ- Tích tơ phòng hàn
Dịch nghĩa: Tích trữ lương thực phòng lúc cơ cực, đói kém- Tích trữ quần áo phòng khi gió lạnh đông hàn
Con người phải luôn biết tính toán trước sau, biết nhìn xa trông rộng, lo liệu cho tương lai của mình, tránh đến lúc bất trắc lâm nguy mới trở tay không kịp. Người biết tiết kiệm, biết lo liệu sẽ luôn đủ đầy, cuộc sống an nhàn, yên ấm.
#4. Ác giả ác báo- Thiện lai thiện báo
Dịch nghĩa: Làm ác gặp ác, làm thiện gặp thiện
Quy luật nhân quả ở đời chẳng chừa một ai. Tu nhân tích đức, làm việc thiện cứu người giúp đời thì chắc chắn sẽ gặp được những điều may mắn, tốt lành. Ngược lại, nếu làm việc ác, bất kể là lời nói hay hành động xấu xa, nguyền rủa người khác một cách vô cớ thì chính mình sẽ phải nhận hậu quả trước tiên.
Câu đối này chính là muốn khuyên răn con người sống ở đời phải biết giữ tấm lòng bao dung, độ lượng, phải hành thiện tích đức. Đó cũng chính là cách để cứu rỗi chính mình, để cuộc sống luôn thanh thản, tâm hồn luôn thư thái, yên bình.
#5. Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dĩ
Dịch nghĩa: Người không có chữ tín, chẳng làm nên việc gì
Chữ tín là một trong những phẩm chất quan trọng để đánh giá một người. Người có chữ tín luôn nói được làm được, không bao giờ thất hứa hay phủi bỏ trách nhiệm. Những người như vậy sẽ xây dựng được lòng tin ở mọi người, được yêu mến, kính trọng, từ đó mỗi khi hành sự đều nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ.
Ngược lại, người mà không biết giữ chữ tín, chỉ biết hứa suông mà không thực hiện sẽ không bao giờ được người khác tin tưởng hay giúp đỡ tận tình, có làm việc gì cũng sẽ thất bại, chẳng đi đến đâu.
#6. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Dịch nghĩa: Trước khi trách người khác, cần xem xét lại bản thân mình
Khi đứng trước khó khăn, trắc trở, trước hết cần nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan, phải xem xét lại chính mình xem đã hành xử đúng hay chưa trước khi đổ lỗi cho người khác.
Nếu có thể, hãy ngừng đổ lỗi mà nên gắng sức giải quyết vấn đề. Việc nhìn nhận lại bản thân khi vấp ngã cũng chính là một cách hoàn thiện chính mình, để nhận ra được những điểm mạnh điểm yếu, đúc rút kinh nghiệm cho những việc sau đó.
#7. Thi nhân bất cầu báo- Dữ nhân vật truy hối
Dịch nghĩa: Giúp người không mong báo đáp, cho người rồi chớ cầu người trả ơn
Hành thiện cứu người phải xuất phát từ trong tâm, chứ không nên làm vì có được cái tiếng, hay mong cầu sự báo đáp, trả ơn của người khác.
Cứu người cũng chính là cứu rỗi bản thân, tâm sáng thì lòng thanh tịnh, ắt cuộc sống sẽ an yên, hạnh phúc, sẽ gặp được điều may mắn. Nếu làm việc thiện mà có tâm cơ trong đó, làm vì mưu cầu được trả ơn, thì có làm bao nhiêu cũng chỉ là con số 0.
#8. Bất dĩ ngôn cử nhân- Bất dĩ nhân phế ngôn
Dịch nghĩa: Không nghe lời hay mà nhận định người tốt, không đánh giá người xấu chỉ bởi lời nói không hay
Câu đối khuyên ta không nên đánh giá một người là tốt hay xấu chỉ qua lời nói. Kẻ tiểu nhân thường biết cách xu nịnh, lời nói như mật ngọt rót bên tai. Những người nói năng cục mịch, không hoa mỹ chưa chắc đã là người không tốt. Muốn đánh giá chính xác, cần xem xét cả hành động và cách người đó đối nhân xử thế.
#9. Bất oán thiên, bất vưu nhân, hạ học nhi thượng đạt
Dịch nghĩa: Không oán trời, không trách người, phàm làm người nên hiểu số mệnh
Cần phải hiểu rằng chính con người tạo nên số mệnh. Tất cả những hành động, quyết định đều có những hệ quả liên quan trực tiếp tới cuộc đời của mình. Thay vì trách đất than trời, đổ lỗi cho số mệnh, hãy tin vào sức mạnh của bản thân, làm việc tận tâm tận lực, ắt gặt hái được thành quả.
#10. Nhân bất học, bất tri lý
Dịch nghĩa: Người không học, không suy xét được đúng sai
Đây là câu đối đề cao tầm quan trọng của việc học, của việc không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Người lười nhác không chịu học hành tựa như người đi trong đêm tối, không phân biệt được đúng sai phải trái trong đời, sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
#11. Sự tuy tiểu, bất tác, bất thành- Tử tuy hiền, bất giáo, bất minh
Dịch nghĩa: Việc dẫu nhỏ không làm sẽ không thành, con cái tuy hiền lành nhưng không giáo dục sẽ không thể thông suốt
Trẻ em bản chất đều trong sáng, hiền lương, thành người ra sao phần nhiều do sự dưỡng dục của cha mẹ. Chính vì vậy, cần phải giáo dục con cái ngay từ thuở còn nhỏ, không chỉ dạy kiến thức, kỹ năng mà còn phải dạy cách đối nhân xử thế sao cho hợp lý hợp tình.
#12. Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ- Vô duyên hữu diện bất tương phùng
Dịch nghĩa: Có duyên ngàn dặm cũng tìm đến- Không duyên thấy mặt cũng bằng không
Nhân duyên ở đời không phải cứ cầu mà có. Duyên đến nên biết trân quý, duyên đi nên biết buông bỏ, có như vậy tâm hồn mới thanh thản, cuộc đời mới an yên.
#13. Bần nhi cần học khả dĩ lập thân- Phú nhi cần học danh nãi quang vinh
Dịch nghĩa: Nghèo mà chăm học có thể lập được thân, giàu mà chăm học tên tuổi sẽ được vẻ vang
Học hành không phải con đường duy nhất để có thể thành tài, nhưng là con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất. Dẫu sang hay hèn, biết cố gắng học hành tu dưỡng ắt sẽ có được thành quả xứng đáng.
#14. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên
Dịch nghĩa: Mưu tính sắp đặt là ở người, còn thành công hay không là do trời
Đời người lắm sự khó lường, đôi khi đã tính toán chu toàn nhưng vẫn không thành vì những vấn đề phát sinh, điển hình nhất là vấn đề thời tiết, thiên tai, bệnh tật,…
Câu nói này ý muốn nói về sự nhỏ bé của con người so với thiên nhiên đất trời vĩ đại. Tuy rằng nên tin tưởng vào sức mạnh của bản thân, nhưng vẫn cần phải hiểu rằng có những thứ mình không thể kiểm soát được.
#15. Thiên hữu bất trắc phong vân- Nhân hữu đán tịch họa phúc
Dịch nghĩa: Trời có mưa gió khó đoán, người có họa phúc sớm chiều
Đời người họa phúc khôn lường, giống như chuyện nắng mưa của trời đất, chẳng thể nào mà tính toán trước được. Vì thế, cần phải biết hài lòng với cuộc sống của mình, nhưng vẫn phải không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân, hành thiện tích đức. Có vậy thì cuộc sống mới an yên, chuyển họa thành phúc.
Lời kết
Hy vọng những câu đối chữ Hán về cuộc sống trên đây sẽ giúp bạn có được một lối sống tích cực và lành mạnh hơn. Chúc bạn sức khỏe và bình an!
Bạn thấy bài viết 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn bên dưới để Trường THPT Nguyễn Quán Nho có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: thptnguyenquannho.edu.vn của Trường THPT Nguyễn Quán Nho
Nhớ để nguồn bài viết này: 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn của website thptnguyenquannho.edu.vn
Chuyên mục: Phong thủy
Tóp 10 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Video 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
Hình Ảnh 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Tin tức 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Review 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Tham khảo 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Mới nhất 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn
Hướng dẫn 15 Câu đối chữ Hán về cuộc sống hay và ý nghĩa nhất dành cho bạn
#Câu #đối #chữ #Hán #về #cuộc #sống #hay #và #nghĩa #nhất #dành #cho #bạn