Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì?

Đêm giao thừa đến, mỗi gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ cúng để chào đón những điều tốt đẹp của năm mới. Tuy nhiên, nhiều người không biết mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những món gì? Hãy theo dõi các bài viết dưới đây của Trường THPT Nguyễn Quán Nho để tìm hiểu nhé.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì?
Mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì?

Lễ phẩm cúng giao thừa có những gì?

Lễ vật cúng giao thừa không cầu kỳ, chỉ cần đĩa xôi với con gà luộc, cau trầu, rượu nước, bông hoa hồng và vàng mã, mũ áo thần linh. Có thể chuẩn bị trước mâm cỗ cúng giao thừa hoặc sử dụng các vật phẩm đã chuẩn bị cho ngày tết. Ngày nay hầu hết các gia đình chuẩn bị mâm cỗ riêng gồm xôi, thịt gà, giò chả, bánh chưng, gạo muối, hoa quả, bánh kẹo, rượu nước, trầu cau, vàng mã, bộ áo mũ thần linh…

Quan niệm dân gian cho rằng trong thời điểm bàn giao, các vị thần không có thời gian. Có lẽ dân gian cho rằng xôi và thịt gà có thể vừa ăn vừa xử lý công việc hoặc gói mang theo để ăn trên đường trở về trời.

Xem thêm bài viết hay:  Mắt phải giật – nháy ở Nam và Nữ điềm báo gì? Tốt hay xấu?

Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Chuẩn Nhất

Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời để cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) của năm cũ đi và đón thần mới về.

Lễ vật có trong mâm cúng giao thừa ngoài trời tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế hay những sản vật sẵn có của địa phương. Tuy nhiên, trong mâm cúng không thể thiếu trầu cau, hoa quả, chén nước hoặc rượu.

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống, bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hay gia đình có điều kiện thì bao gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Thông thường, các món ăn đó là:

  • Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét. Ngoài ra, mâm cỗ giao thừa còn bao gồm các món ăn khác như:

  • Đĩa dưa món
  • Đĩa giò lụa
  • Đĩa thịt đông
  • Đĩa gà bóp rau răm
  • Đĩa chả
  • Đĩa thịt heo luộc
  • Dưa giá
  • Bát măng khô ninh
  • Bát miến
  • Đĩa cá chiên
  • Đĩa ram…

Ở một số nơi tại miền Trung, người ta còn làm nhiều món khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

Xem thêm bài viết hay:  Tháng 5 cung gì và bí ẩn cuộc đời người sinh tháng 5

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ của người miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

  • Canh măng tươi
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Gỏi tôm thịt
  • Chả giò
  • Dưa món
  • Củ kiệu
  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Các loại đồ cúng khác

  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả
  • Đèn dầu
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 3 hoặc 5 ly trà
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình
  • 1 bình hoa cúng
  • Vàng mã…
Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Chuẩn Nhất
Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời Chuẩn Nhất

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có lễ chay và lễ mặn. Cụ thể:

  • Mâm ngũ quả (tượng trưng cho ngũ phúc “Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh”)
  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Gà trống luộc ngậm hoa có màu hồng hoặc đỏ (có nơi dùng thủ lợn)
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu, nước
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 ngọn nến
  • Hương (3 nén hoặc 5 nén)
  • Quần áo, mũ nón thần linh

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đầy Đủ

Nghi thức cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng Tổ tiên, lễ cúng Thổ Công, vị thần cai quản trong nhà.

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà tương tự như mâm cúng ngoài trời chỉ khác là sẽ không có quần áo, mũ nón thần linh.

Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đầy Đủ
Mâm Cúng Giao Thừa Trong Nhà Đầy Đủ

Cỗ mặn:

  • Bánh chưng
  • Giò
  • Chả
  • Xôi gấc (xôi các loại)
  • Thịt gà
  • Rượu (bia, thức uống khác)
Xem thêm bài viết hay:  Chọn đá quý theo tháng sinh, bạn đã thử chưa?

Cỗ ngọt:

  • Bánh kẹo
  • Mứt Tết
  • Hoa
  • Đèn (nến)
  • Hương

Một Số Lưu Ý Khi Cúng Giao Thừa

Một Số Lưu Ý Khi Cúng Giao Thừa
Một Số Lưu Ý Khi Cúng Giao Thừa

– Thực hiện nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời trước rồi mới đến cúng giao thừa trong nhà.

– Giờ cúng đẹp nhất là 0h, ngày 1/1 âm lịch của năm.

– Mâm cúng cần phải được chuẩn bị đầy đủ và bê ra trước giờ giao thừa.

– Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời nên đặt ở hướng Bắc (cúng Thượng Đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên Tử là vua) tùy theo từng gia đình.

– Chuẩn bị bài cúng giao thừa kỹ lưỡng.

– Trang phục của người thực hiện nghi thức cúng giao thừa cần phải gọn gàng, tươm tất.

– Giọng đọc văn khấn giao thừa to, rõ ràng, mạch lạc

– Khi cúng cần thành tâm, không vừa cúng vừa nói chuyện riêng.

Trên đây là bài viết mâm cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà gồm những gì. Hy vọng qua thông tin mà Trường THPT Nguyễn Quán Nho chia sẻ sẽ giúp bạn chuẩn bị được mâm cúng đầy đủ để đón một năm mới nhiều may mắn, tốt lành.

Viết một bình luận