Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập

Bạn đang xem: Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập tại thptnguyenquannho.edu.vn

Chương trình học sách tiếng việt lớp 1 có ba bộ sách được phát hành: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống. Trong đó, các phương pháp mới được nghiên cứu giúp các em lớp 1 phát triển về tư duy ngôn ngữ, chữ viết dễ dàng hơn, từ đó tạo cảm hứng học tập cho các bạn nhỏ trong những năm giáo dục đầu đời. Vậy hôm nay các bậc phụ huynh cũng như các bạn học sinh hãy theo chân Kienguru tìm hiểu sự đổi mới và đi giải một số bài tập của sách tiếng việt lớp 1 tập 2 nhé!

Mục lục

Chương trình học sách tiếng việt lớp 1 tập 2

Sách giáo khoa Tiếng việt 1 tập 2 bộ Cánh diều sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Sách giáo khoa Tiếng việt 1 tập 2 bộ Chân trời sáng tạo sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 2 bộ kết nối tri thức với cuộc sống, sẽ gồm có 8 chủ đề : Tôi và những bạn, Mái ấm mái ấm gia đình, Mái trường mến yêu, Điều em cần biết, Bài học từ đời sống, Thiên nhiên kì thú, Thế giới trong mắt em, Đất nước và con người .Ở mỗi chủ đề sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm, với mỗi bài học kinh nghiệm thì những bạn học sẽ phải học cách đọc một đoạn văn và vấn đáp những câu hỏi tương quan đến đoạn văn đó. Ngoài ra còn có nhiều ví dụ kèm theo hình ảnh minh họa, giúp cho những bạn học viên rèn luyện năng lực ghép vần .

Những đổi mới trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 tập 2

Sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 mới sẽ hiện thực hóa mục tiêu chung của chương trình Ngữ văn: giáo dục các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực chung như: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực ngôn ngữ, chủ yếu là hình thành năng lực đọc, viết giai đoạn đầu. Đồng thời sách đã chú ý hình thành năng lực đọc hiểu và viết sáng tạo bằng cách đưa nội dung đọc hiểu dạy ngay từ giai đoạn Học vần, có nội dung viết sáng tạo (viết câu, đoạn).

1. Bảo đảm nguyên tắc tích hợp

Quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm). Theo yêu cầu tích hợp ngang, sách giáo khoa tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập.

Theo quan điểm tích hợp, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Các kĩ năng đọc (đọc kĩ thuật, đọc hiểu), viết (viết kĩ thuật, viết câu, đoạn), nói và nghe cũng được gắn bó chặt chẽ, được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc.

Giới hạn trong SGK Tiếng Việt 1, sách đã chú ý đến tích hợp ngang, bao gồm:

– Chú trọng tích hợp phẩm chất, năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, văn học, tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (nhiều môn học khác); hình thành, phát triển các năng lực đọc, viết, nói và nghe trên nền giá trị và kĩ năng sống thông qua hệ thống chủ điểm và thông điệp của các bài đọc được chọn. Những từ ngữ được chọn làm ngữ liệu trong bài Học vần phải là những từ ngữ văn hóa, các ngữ liệu dạy đọc không những cần có tần suất âm, vần được học cao mà còn có nội dung gắn với các phẩm chất, năng lực chung cần hình thành cho học sinh.

– Tích hợp các hoạt động hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, đọc thành tiếng với đọc hiểu; tích hợp đọc hiểu và viết câu, đoạn,…

Việc cung cấp kiến thức tiếng Việt và hình thành kĩ năng nói, viết sẽ dạy gắn chặt với kĩ năng đọc hiểu chứ không rời theo từng mạch. Phần Luyện nói không theo hệ thống âm mà theo các chủ đề giao tiếp gắn với tình huống trong bài đọc.

2. Bảo đảm nguyên tắc giao tiếp

Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai bình diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, môn Tiếng Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.

Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Việc bảo đảm nguyên tắc giao tiếp được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:

– Mục tiêu dạy học không nhằm “bắt con mồi ngữ âm” mà ưu tiên làm cho học sinh mau biết đọc viết; không dạy kiến thức trực tiếp, kiến thức luôn tiềm ẩn, chỉ là phương tiện và khi có bất hợp lí sẽ xử lí theo lợi ích đọc, viết.

– Nhanh chóng đưa các đơn vị ngôn ngữ vào các đơn vị lớn hơn, ví dụ nhanh chóng đưa từ vào trong câu bằng cách ngay từ giai đoạn Học vần, bên cạnh các danh từ đã chú trọng đưa động từ, tính từ, là lớp từ có vị trí quan trọng tạo nên thông báo của câu, để mau chóng tạo câu.

Việc lựa chọn từ khoá, từ ứng dụng cũng ưu tiên cho những từ có tần suất sử dụng cao trong giao tiếp. Nhanh chóng đưa câu vào trong đoạn, trong bài, bắt đầu từ phần Âm và chữ.

– Chú trọng dạy ý nghĩa ngôn ngữ, tức là chú trọng dạy cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của từ ngữ, của câu,…, hiểu biết về văn hoá, xã hội, về cách ứng xử ngôn ngữ.

– Sách tạo cơ hội để tổ chức dạy học thông qua tổ chức hoạt động ngôn ngữ, tăng cường tương tác hai chiều giữa thầy – trò, tương tác trò – trò, trò và sách, đặc biệt có những bài tập có thể sử dụng trò chơi đóng vai.

3. Bảo đảm nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh

Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:

– Mục tiêu dạy học chú trọng dạy cách học. Trên từng trang, sách tập trung hướng dẫn cho học sinh cách học. Ví dụ bài ca không chỉ nhằm làm cho HS đọc được tiếng ca mà phải học được cách đọc tiếng ca. Sách giáo khoa đã mô hình hoá cấu tạo tiếng để dạy cách học, ở đây là 5 cách đọc âm tiết. Dù chỉ làm mẫu các thao tác đọc trên các từ khoá, tiếng khoá nhưng tạo điều kiện cho học sinh đọc được tất cả các tiếng có âm/vần được học.

– Toàn bộ sách được thiết kế thành hệ thống các hoạt động học tập/bài tập theo mô hình bài học với các hoạt động khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng trên các hoạt động đọc, viết nghe và nói. Sách đưa ra một tổ hợp các logo và đưa hết các vần có âm chính a và âm cuối trong tuần học Vần đầu tiên. Vần có âm chính a là những vần có tần suất sử dụng cao, đặc biệt chúng tạo cơ hội để các từ nghi vấn (ai, sao, cái gì, làm gì, tại sao, thế nào) xuất hiện sớm. Từ nghi vấn là những từ công cụ để điều hành dạy học bằng câu hỏi, tạo điều kiện cho học sinh tự học vì tự đọc được các lệnh của hoạt động/bài tập chứ không chỉ nghe yêu cầu của thầy cô.

– Hệ thống bài tập trong SGK tạo cơ hội để tiến hành các hoạt động trò chơi, thi đố, đóng vai, tạo cơ hội tương tác giữa học sinh – học sinh, hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm, và bước đầu dạy học dự án. Sách tạo cơ hội cho các hoạt động mở rộng tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác: từ phụ huynh, từ điển, sách báo, Internet,… Điều này đặc biệt được chú trọng trong các giờ đọc mở rộng.

– Sách chú ý xây dựng các bài tập mở, ví dụ bài tập để học sinh tự tạo tiếng chứa vần bằng thao tác ghép phụ âm đầu và vần, rồi thay thanh tạo ra âm tiết và biết dừng lại ở những tiếng (mang nghĩa từ vựng, nghĩa kết hợp) để tạo từ. Nhờ thế, có thể gắn chặt việc dạy âm và nghĩa. Nhiều bài tập đọc hiểu trong sách là bài tập mở, tạo cơ hội để học sinh có những ý kiến khác nhau.

– Sách tạo điều kiện tăng cường tương tác nhiều chiều: thầy – trò, trò – trò, trò – các nguồn thông tin, đặc biệt là tài liệu dạy học (sách); trò – phụ huynh. Để tích cực hoá hoạt động của học sinh, sách còn tạo cơ hội để tăng cường sử dụng phương tiện công nghệ thông tin để giảm thời gian làm việc của giáo viên, tăng thời gian làm việc cho học sinh.

4. Bảo đảm nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh

Nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh được thể hiện trên các bình diện nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tương tác trong dạy học. Từ đó, có nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có những biện pháp tác động vào nội dung dạy học thể hiện ở các lệnh bài tập và ngữ liệu của bài tập, có những biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức dạy học, có những biện pháp tác động vào phương tiện dạy học, có những biện pháp tác động vào quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò. Nguyên tắc này được thể hiện trong SGK Tiếng Việt 1 như sau:

– Chú ý tính vừa sức khi xây dựng các hoạt động/bài tập: Các lệnh điều hành hoạt động học tập phải dễ hiểu và không quá dài (giới hạn trong 10 chữ) và được cân nhắc kĩ để xây dựng từ các đáp án mong đợi là các mẫu đọc, viết, nghe và nói. Vấn đề chuyển giao ngôn ngữ phù hợp với học sinh lớp 1 rất được chú ý. Ví dụ, ở giai đoạn đầu, lệnh bài tập là những câu hỏi lời tạo lời, tức là câu hỏi của thầy giúp học sinh tạo câu trả lời bằng cách thay từ để hỏi bằng thông tin mới.

– Xây dựng được hệ thống ngữ liệu mang tính lợi ích, tiết kiệm, phù hợp nhận thức và hứng thú của học sinh. Hầu hết các ngữ liệu, nhất là giai đoạn Học vần đều do tác giả SGK tự soạn thảo (hoặc phỏng theo văn bản đã có) để đảm bảo tính tích hợp trong dạy học vì các ngữ liệu có sẵn không thoả mãn. Đồng thời ngữ liệu phải phù hợp đặc điểm nhận thức, hứng thú của học sinh, có kiểu loại văn bản đa dạng. Đặc biệt, sách đã chú ý sử dụng ngữ liệu đa phương thức: sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ. Vốn từ được cung cấp, nội dung bài đọc trong sách phù hợp trình độ ngôn ngữ và kinh nghiệm sống của học sinh.

– Tạo cơ hội dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động dạy học: đi theo tiến trình giờ học – khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng.

Theo các phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú: thảo luận, thi đố, trò chơi, sắm vai,… Sử dụng tối đa các phương tiện dạy học: Bộ chữ gài, bộ tranh, trò chơi lắp ghép âm, vần. Sách có hỗ trợ tối đa bằng nguồn tư liệu được số hóa từ website http://sachthietbigiaoduc.vn (hình ảnh, clip, bài giảng điện tử).

Bảo đảm nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh: Nguyên tắc tính đến đặc điểm nhận thức và hứng thú của học sinh được thể hiện trên các bình diện nội dung dạy học, phương pháp dạy học, tương tác trong dạy học. Từ đó, có nhiều biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có những biện pháp tác động vào nội dung dạy học thể hiện ở các lệnh bài tập và ngữ liệu của bài tập, có những biện pháp tác động vào phương pháp, hình thức dạy học, có những biện pháp tác động vào phương tiện dạy học, có những biện pháp tác động vào quan hệ tương tác giữa thầy – trò, trò – trò.

Hướng dẫn giải sách tiếng Việt lớp 1 tập 2

Bài 1 : Tôi và Các bạn

1. Tôi là học sinh lớp 1

Bài tập bắt buộc

Câu 1 (trang 4 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Nối A với B

sách tiếng việt lớp 1 tập 2

Trả lời:

  • Bây giờ, em đã biết đọc truyện tranh
  • Em rất thích màu đồng phục của trường
  • Em đọc sách để biết thêm nhiều điều bổ ích

Câu 2 (trang 4 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu và viết lại câu:

a. thích, em, nhảy dây, chơi

b. em, đuổi bắt, thích, chơi, cùng

c. vui, thật là, đi học

Trả lời:

a. em thích chơi nhảy dây

b. em cũng thích chơi đuổi bắt

c. đi học thật là vui

Bài tập tự chọn

Câu 1 (trang 5 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng và viết lại

học xinh học sinh
truyện tranh truyện chanh
lớp học nớp học
chững chạc trững chạc

Trả lời:

  • Học sinh
  • Truyện tranh
  • Lớp học
  • Chững chạc

Câu 2 (trang 5 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống:

Dưới mái (chường/ trường) ………… mới, sao tiếng (trống/ chống) ……. rung động kéo dài. Tiếng cô giáo (chang/ trang) …….…… nghiêm mà ấm áp. (tiếng/ Tiếng) ……… đọc bài của em cũng vang lên đến lạ!.

(Theo Ngô Quân Miện)

Trả lời:

Dưới mái trường mới, sao tiếng trống rung động kéo dài. Tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp. Tiếng đọc bài của em cũng vang lên đến lạ!.

Câu 3 (trang 5 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Viết một câu về điều em thích nhất khi đi học.

Trả lời:

Từ khi đi học, em được đọc nhiều câu truyện hay.

2. Đôi tai xấu xí

Bài tập bắt buộc

Câu hỏi (trang 5 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu

a. lưng, ở trên, lạc đà, có, bướu

b. cái vòi, voi con, dài, có

Trả lời:

a. lạc đà có bướu ở lưng

b. con voi có cái vòi dài

Bài tập tự chọn

Câu 1 (trang 6 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Điền vào chỗ trống

a. oang hay ang?

Thi th…, cá bống lại ngoi lên mặt nước.

b. uây hay ây?

Chú mèo ngoe ng… cái đuôi.

C. uyt hay it?

Hà s… khóc vì lo sợ.

Trả lời:

a. oang hay ang?

Thi thoảng, cá bống lại ngoi lên mặt nước.

b. uây hay ây?

Chú mèo ngoe nguẩy cái đuôi.

C. uyt hay it?

Hà suýt khóc vì lo sợ.

Câu 2 (trang 6 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Đánh dấu X vào ô trống trước câu viết đúng

Võ sĩ có thân hình to lớn.
Vỏ sĩ có thân hình to lớn.
Võ xĩ có thân hình to lớn.

Trả lời:

X : Võ sĩ có thân hình to lớn.

Câu 3 (trang 6 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

Ve (vẻ/ vē) ..…..…… vè ve cái vè loài vật

Trên (nưng/ lưng) ..……….. cõng gạch

Là họ nhà cua

Nghiến (răng/ dăng) …………. gọi mưa

Đúng là cụ cóc

Thích ngồi cắn chắt

(Truột Chuột) …….. nhắt, chuột đàn

Đan (lứi/ lưới) …………. dọc ngang

Anh em nhà nhện.

(Đồng dao)

Trả lời:

Ve vẻ vè ve cái vè loài vật

Trên lưng cõng gạch

Là họ nhà cua

Nghiến răng gọi mưa

Đúng là cụ cóc

Thích ngồi cắn chắt

Chuột nhắt, chuột đàn

Đan lưới dọc ngang

Anh em nhà nhện.

(Đồng dao)

Câu 4 (trang 7 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Viết từ ngữ hoặc câu phù hợp với tranh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Bài 1: Tôi và các bạn | Kết nối tri thức

Trả lời:

Những chú hươu cao cổ Con nhím đang xù lông

3. Bạn của gió

Bài tập bắt buộc

Câu hỏi (trang 7 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết lại câu

gió, mây, thổi, bay

Trả lời:

Gió thổi mây bay

Bài tập tự chọn

Câu 1 (trang 7 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ trong khung để hoàn thiện câu: nhớ, ngồi, lùa, nhặt

a. Gió …………. trong tán lá.

b. Cô bé cùng các bạn …………. rác trên bãi biển.

Trả lời:

a. Gió lùa trong tán lá.

b. Cô bé cùng các bạn nhặt rác trên bãi biển.

Câu 2 (trang 8 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

Chúng ta không thể nhìn thấy gió. Nhưng chúng ta có thể cảm nhận (đượt/ được) ………….. nó. Những tán lá phát ra âm thanh (sào sạc/ xào xạc) …………….. . Một cánh diều bay (vúc/ vút) lên cao. Hoặc cánh buồm căng phồng lướt (xóng/ sóng) ….. Đó (trính/ chính) ..…………. là lúc gió thổi đấy.

(Phỏng theo Bách khoa toàn thư đầu tiên của tôi, Thuý An dịch)

Trả lời:

Chúng ta không thể nhìn thấy gió. Nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nó. Những tán lá phát ra âm thanh xào xạc. Một cánh diều bay vút lên cao. Hoặc cánh buồm căng phồng lướt sóng. Đó chính là lúc gió thổi đấy.

(Phỏng theo Bách khoa toàn thư đầu tiên của tôi, Thuý An dịch)

4. Giải thưởng của tình bạn

Bài tập bắt buộc

Câu hỏi (trang 8 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu

a. Cường, Kiên, là, và, đội, bạn thân

b. Cúc, Nhung, và, cùng, nhảy dây, chơi

Trả lời:

a. Cường và Kiên là đôi bạn thân

b. Cúc và Nhung cùng chơi nhảy dây

Bài tập tự chọn

Câu 1 (trang 8 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Điền vào chỗ trống oac, oăng hay oach

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Bài 1: Tôi và các bạn | Kết nối tri thức

Trả lời:

  • con hoẵng
  • áo khoác
  • thu hoạch

Câu 2 (trang 9 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Điền vào chỗ trống

a. oac hay oăc?

Hà kh….. vai bạn.

b. oang hay oăng?

Kh… cuối tháng 11, tôi và các bạn sẽ được đi thăm vườn bách thú.

C. oanh hay oach?

Lan và Hà lập kế h…… học nhóm.

Trả lời:

a. oac hay oăc?

Hà khoác vai bạn.

b. oang hay căng?

Khoảng cuối tháng 11, tôi và các bạn sẽ được đi thăm vườn bách thú.

C. oanh hay oach?

Lan và Hà lập kế hoạch học nhóm.

Câu 3 (trang 9 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

Gà hoa mơ là bạn của vịt (xám/ sám) ……….. . Một hôm, hai bạn rủ (nhau/ nhao) ……… đi kiếm ăn. Đi qua hồ nước, chẳng may gà hoa mơ (trượt/ chượt) ..………. chân ngã. Vịt xám liền (lao/ nao) ………… xuống cứu bạn. Gà hoa mơ cảm ơn vịt xám.

Trả lời:

Gà hoa mơ là bạn của vịt xám. Một hôm, hai bạn rủ nhau đi kiếm ăn. Đi qua hồ nước, chẳng may gà hoa mơ trượt chân ngã. Vịt xám liền lao xuống cứu bạn. Gà hoa mơ cảm ơn vịt xám.

Câu 4 (trang 9 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Viết một câu phù hợp với tranh

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 Bài 1: Tôi và các bạn | Kết nối tri thức

Trả lời:

Hai bạn chia sẻ đồ ăn cho nhau.

5. Sinh nhật của voi con

Bài tập bắt buộc

Câu hỏi (trang 10 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết lại câu

a. voi con, sinh nhật, các bạn, chúc mừng

b. các bạn, em, chơi cùng, giờ ra chơi, thường

Trả lời:

a. các bạn chúc mừng sinh nhật voi con

b. giờ ra chơi em thường chơi cùng các bạn

Bài tập tự chọn

Câu 1 (trang 10 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Điền vào chỗ trống

a. oam hay oăm?

Chó vện và chó vàng cùng nhau ng…… khúc xương.

b. oăc hay oac?

Tôi ng….tay với bạn hẹn chiều nay sẽ chơi chọi gà

Trả lời:

a. oam hay oăm?

Chó vện và chó vàng cùng nhau ngoạm khúc xương.

b. oăc hay oac?

Tôi ngoắc tay với bạn hẹn chiều nay sẽ chơi chọi gà

Câu 2 (trang 10 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Chọn từ ngữ đúng điền vào chỗ trống

Hôm nay là sinh nhật Hà. Cuối buổi học, cô giáo và các bạn đã (tổ chức/ tổ trức) …………………. sinh nhật cho Hà. Hà được cắt bánh ga tô, thổi nến ngay tại (lớp/ nớp) ..………… . Hà (vui/ dui) ……….. lắm.

Trả lời:

Hôm nay là sinh nhật Hà. Cuối buổi học, cô giáo và các bạn đã tổ chức sinh nhật cho Hà. Hà được cắt bánh ga tô, thổi nến ngay tại lớp. Hà vui lắm.

Câu 3 (trang 11 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Tìm trong bài đọc Sinh nhật của voi con từ ngữ thể hiện.

a. tâm trạng của voi con khi bị ốm

b. tâm trạng của voi con khi các bạn đến chúc mừng sinh nhật

Trả lời:

a. Khi bị ốm, voi con có tâm trạng buồn bã

b. khi các bạn đến chúc mừng sinh nhật, voi con vui ơi là vui, voi con còn huơ vòi mấy vòng cảm ơn các bạn

Câu 4 (trang 11 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Dựa vào bài đọc Sinh nhật của voi con, em hãy viết tiếp các

câu sau:

a. Thỏ trắng mang ……..

b. Gấu đen ngoạm …………..

C. Vẹt mỏ khoằm nói…………

Trả lời:

a. Thỏ trắng mang cà rốt

b. Gấu đen ngoạm nguyên một nải chuối

C. Vẹt mỏ khoằm nói những lời chúc tốt đẹp

Câu 5 (trang 11 VBT Tiếng Việt lớp 1 Tập 2)

Viết lời chúc mừng sinh nhật một người bạn của em

Trả lời:

Tớ chúc cậu tuổi mới luôn vui vẻ và được nhiều điểm 10 trong học tập.

Kết luận

Cái hay, cái mới của sách tiếng việt lớp 1 tập 2 là sách đã sử dụng nhiều biện pháp và kĩ thuật biên soạn để hiện thực hoá các nguyên tắc tích hợp, giao tiếp, tích cực hoá hoạt động và kích thích hứng thú của học sinh. Đặc biệt, các tác giả không chỉ trình bày nội dung học tập mà cố gắng tối đa thể hiện cách học của học sinh trên từng trang sách. Mong rằng thông qua bài này, các bậc phụ huynh có thể giúp con mình bước vào một năm học mới với nhiều niềm vui và cảm hứng học tập.

 

XEM THÊM:TOÁN TƯ DUY LỚP 1 – PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHO PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH

Bạn thấy bài viết Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập bên dưới để Trường THPT Nguyễn Quán Nho có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: thptnguyenquannho.edu.vn của Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Nhớ để nguồn bài viết này: Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập của website thptnguyenquannho.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xem thêm chi tiết về Tìm hiểu sách tiếng việt lớp 1 tập 2 – Nội dung và cách làm bài tập
Xem thêm bài viết hay:  Cách Dạy Con Học Hiệu Quả, Giúp Con Ít Áp Lực Mà Vẫn Thành Công

Viết một bình luận